Khóa học tiếng Anh từ con số 0 Đăng ký ngay

Khóa học tiếng Anh từ con số 0 Đăng ký ngay

item

CHỮA BỆNH MÔNG LUNG KHI HỌC TIẾNG ANH

Đây là web cũ của 60sfire, bạn hãy truy cập vào web mới để đọc được nhiều bài viết xịn xò hơn tại https://60sfire.com

1001 câu hỏi NGỚ NGẨN

Tôi phát hiện ra cái điều này…

Không riêng việc học tiếng anh, học hầu như cái gì cũng vậy.

Lúc mới học là chuyên môn có những thắc mắc…

Oops🤪

Nói thừa, mới học đương nhiên phải có nhiều thắc mắc

Nhưng cái điều thú vị là có rất nhiều thắc mắc trong đó, sau này học thành công rồi nhìn lại.

"Ui cha, sao thấy nó ngớ ngẩn vãi chưởng"

Ý tôi là rất nhiều thắc mắc của chúng ta khi mới học tiếng anh là thắc mắc tào lao không cần thiết

Mới đây, tôi nhận được 1 câu hỏi đại loại thế này:

Trong tiếng anh có 12 thì nhưng mình thấy lại có thêm mấy trăm cấu trúc câu ngữ pháp kiểu như chỉ ghép từ vựng vào cấu trúc đó rồi xài thôi, mình chưa phân biệt dc, ko phải chỉ cần 12 thì là ghép câu để nói dc rồi sao?

Lưu ý nha: Nếu đây là câu hỏi của bạn thì đừng thấy khó chịu, vì đây là triệu chứng bình thường tới mức không thể thường hơn của những người mới học tiếng anh, có cả tôi lúc trước.

Chữa bệnh mông lung tiếng anh

Phương thuốc chữa bệnh của bác sĩ sáu là vầy.

Mỗi khi có một thắc mắc nào đó, đầu tiên hãy làm những việc sau:

- Bước 1: Tự hỏi bản thân những câu hỏi sau

  • Tại sao tôi lại thắc mắc cái này?
  • Có cách nào khác mà không cần biết câu trả lời cho thắc mắc này mà vẫn tiến bộ được tiếng anh không?

- Bước 2: Tự trả lời những câu hỏi đó

Nhớ là phải tự động não suy nghĩ câu trả lời thật đàng hoàng, đừng trả lời vội.

Tốt nhất là bạn nên bắt đầu câu trả lời cho câu hỏi thứ hai là 

Sau đó, hãy thực sự cố tìm cách để vẫn có thể tiến bộ mà không cần giải đáp thắc mắc đó.

Nếu cố gắng lắm rồi mà vẫn không tìm ra được thì đó mới có thể là thắc mắc thực sự đáng để tìm câu trả lời.

Ví dụ chữa bệnh mẫu

Để dễ hiểu, tôi lấy cho bạn câu hỏi bên trên lúc nãy để làm thử cho bạn xem.

- Bước 1:

Hỏi những câu hỏi ở bước 1 bên trên.

- Bước 2: trả lời

1, Tại vì tôi chưa hiểu chỗ A, chỗ B này…

2, Có. Dẹp thắc mắc qua một bên, tập trung vô học và thực hành kỹ tất cả những thứ mình đã học được.

Mẹo giảm bớt thắc mắc tào lao

HỌC KỸ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC

Giống như câu hỏi ngay đầu bài viết.

Trong tiếng anh có 12 thì nhưng mình thấy lại có thêm mấy trăm cấu trúc câu ngữ pháp kiểu như chỉ ghép từ vựng vào cấu trúc đó rồi xài thôi, mình chưa phân biệt dc, ko phải chỉ cần 12 thì là ghép câu để nói dc rồi sao?

Tôi biết do người hỏi chưa thực sự biết và hiểu về 12 thì trong tiếng anh nên mới mơ hồ nghĩ rằng "biết 12 thì là có thể nói tiếng anh" và "không phân biệt được sự khác nhau giữa các cấu trúc"

Thay vì cố gắng tìm cách phân biệt sự khác nhau giữa hàng đống cấu trúc hầu như đã khác nhau sẵn ngay từ đầu.

Hãy học từng cái thật kỹ, luyện tập thật kỹ.

Sau khi học kỹ, thực hành kỹ, nhớ kỹ.

Tự dưng khi bạn chuyển sang học những kiến thức khác, bạn sẽ dễ dàng ngay lập tức thấy được sự khác nhau cũng như mối liên hệ của chúng.

HƯỚNG TỚI MỤC ĐÍCH GHÉP ĐƯỢC CÂU

Đừng hướng tới những mục đích như "hiểu được ngữ pháp", "học thêm được cấu trúc", "học được mẹo làm bài tập ngữ pháp",…

Một trong những mục đích lý tưởng nhất khi học tiếng anh đó là ghép được những câu tiếng anh.

Đôi khi, nhiều bạn không có động lực học tiếng anh là do không thấy bản thân tiến bộ.

Cứ tưởng tượng đơn giản.

Ngày đầu tiên học ghép được câu "I love you"

Ngày thứ hai học ghép được câu "She is beautiful"

Ngày thứ ba học ghép được câu "What do you like?"

….

Mỗi ngày học đều ghép được những câu mới, cụm từ mới…

Thấy rõ bản thân tiến bộ mỗi ngày thì đương nhiên ít nhiều cũng sẽ có động lực để tiếp tục học.

Mặt khác, khi mục đích của bạn là ghép được những câu tiếng anh.

Thì bạn đang đi đúng hướng.

Bạn sẽ ít xa vào quá nhiều ngữ pháp không thực sự cần thiết.

Kết quả cũng sẽ ít thắc mắc tào lao.

Mỗi khi học được kiến thức mới, bạn chỉ quan tâm kiến thức này sẽ giúp mình ghép được cái gì.

Không giúp được mình ghép thì bỏ.

Hoặc đôi khi bạn xuất hiện những thắc mắc tào lao.

Cũng tự hỏi coi.

"Giải đáp được thắc mắc này thì sẽ ghép được câu gì hay cụm từ gì?"

Nếu câu trả lời là không ghép được gì cả thì thắc mắc chi cho mệt.

Dẹp dẹp dẹp…

Bởi vậy, khóa học tiếng anh của tôi mới tập trung chủ yếu vào việc giúp học viên ghép được câu.

Hầu như bài học nào trong khóa học, sau khi học xong học viên cũng đều ghép được cái gì đó mới.

Một cái lợi ích TO ĐÙNG của việc tập trung vô mục đích ghép câu tiếng anh.

Đó là nó dán tiếp giúp bạn đạt được những mục đích khác khi học tiếng anh như "làm bài tập ngữ pháp tốt hơn", "hiểu ngữ pháp sâu hơn",…

Tôi nói thiệt các bạn.

Hồi tôi còn học cấp 3, tức là cái hồi vẫn còn bị ràng buộc bởi bài tập ngữ pháp.

Tôi hầu như chẳng tập luyện làm bài tập ngữ pháp.

Bài tập thầy cô giao, tôi không làm mà thay vào đó tôi chép của bạn hoặc nhờ bạn chép giúp hoặc đếch làm luôn.

👉 Bị vô sổ đầu bài hoài, đôi khi còn bị mời phụ huynh

Tôi tập trung vô mục đích ghép được câu tiếng anh.

Kết quả…

….mặc dù không thường xuyên luyện tập nhưng mấy thứ bài tập đó tôi vẫn làm được ngon lành, thậm chí đôi khi còn tốt hơn cả những đứa siêng luyện bài tập

Dăm ba cái mẹo làm bài tập hiệu quả, tôi đếch cần học.

Tôi tự biết.

Bởi vì tôi hướng tới mục đích ghép được những câu tiếng anh.

Thành ra, tôi phải thực sự hiểu cái gốc tiếng anh.

Đâm ra, từ cái gốc tôi tự biết mấy cái mẹo làm bài tập.

Một điều hay nữa là

Hướng tới mục đích ghép câu sẽ giúp bạn dễ hiểu tiếng anh hơn so với việc hướng tới những mục đích khác.

ĐỪNG QUÁ CAO SIÊU

Nếu có hai hoặc nhiều cấu trúc bạn có thể dùng để thể hiện ý của bạn, hãy chọn cấu trúc bạn rành cách dùng nhất

Giả sử trong tiếng việt

Tôi muốn nói một câu mà có ý nghĩa đại loại là "anh yêu em"

Rõ ràng, chúng ta có thể chế ra hàng chục nếu không nói là hàng trăm câu khác nhau để thể hiện cái ý "anh yêu em"

Ví dụ:

"Em là người trong mộng của anh"

"Ôi, sao em lại chui vào tim anh rồi"

….

Một núi.

Nhưng trên thực tế, câu đơn giản nhất vẫn là "anh yêu em"

Tiếng anh cũng thế…

Có một số bạn, rõ ràng với trình độ cơ bản của bản thân đã đủ để thể hiện cái ý của mình rồi.

Nhưng không, thích những cách xịn xò, cao thâm.

Kết quả là lại lòi ra những thắc mắc xịn xò, cao thâm khó hiểu.

Và đó có thể lại là những thắc mắc không thực sự cần thiết.

Thứ các bạn nên tập trung hơn đó là kỹ năng khai thác kiến thức mình đã học.

Nói cách khác đó là biến ý của bản thân thành những câu đơn giản nhất có thể với trình độ của bạn

HỌC VẸT HOẶC DẸP

Trong quá trình học, sẽ luôn có những thứ bạn không hiểu.

Đối với phần lớn các trường hợp, hãy học vẹt nó.

Hoặc đoán mò kiến thức về nó.

Và nếu bạn có thể kiếm cách khác, cấu trúc khác, từ vựng khác để thay thế cái khó hiểu đó…

👉 Thì dẹp bố nó luôn đi. Học chi cho mệt và hại não